Thiếu nữ bị lồng ruột do polyp

22/12/2024
|
0 lượt xem
Các Bệnh Phẫu Thuật Nội Soi Sức Khỏe Tiêu Hóa
Thiếu nữ bị lồng ruột do polyp

Lồng ruột là tình trạng một phần ruột trượt và lồng vào một phần ruột khác, làm tắc nghẽn thức ăn và cản trở dịch tiêu hóa lưu thông. Ngày 31/10, BS.CKI Nguyễn Công Uẫn, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, cho biết lồng ruột rất ít gặp ở người lớn, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 2-5%. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là nhóm trẻ dưới một tuổi, chiếm 90%.

Nguyên nhân gây lồng ruột ở người lớn thường do khối u như ung thư, polyp, tổn thương lành tính khác ở ruột non hoặc đại tràng như Hiền. Lồng ruột là tình trạng cần mổ cấp cứu khẩn để tránh nhiễm trùng nặng hơn, gây mất nước và điện giải, nguy cơ hoại tử ruột, vỡ ruột.

Bác sĩ phẫu thuật nội soi tháo khối lồng bằng hệ thống nội soi 4K/3D Olympus. Máy nội soi độ phân giải 4K, kết hợp cùng công nghệ 3D giúp bác sĩ quan sát chi tiết và chính xác hơn, xác định đúng vị trí polyp. Êkíp cắt đoạn ruột non tổn thương chứa polyp, nối hai đầu ruột non.

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Hậu phẫu, sức khỏe của Hiền cải thiện, không còn đau bụng, có thể đi ngoài. Người bệnh uống nước đường, ăn cháo loãng một ngày, chuyển dần sang chế độ ăn đặc, dự kiến sau 5 ngày xuất viện. Kết quả giải phẫu polyp lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần nội soi bằng viên nang kiểm tra lại toàn bộ đường tiêu hóa và ruột non sau hai tháng tới. Do ruột non được xem là "điểm mù" mà nội soi dạ dày và đại tràng thông thường không thể tiếp cận được, theo bác sĩ Uẫn.

Người bệnh uống một viên nang có gắn camera để di chuyển trong ống tiêu hóa từ thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và được tống xuất ra ngoài theo đường bài tiết. Tất cả hình ảnh mà camera thu giúp bác sĩ quan sát trực quan bên trong ống tiêu hóa. Đây cũng là bước kiểm tra cần thiết để chắc chắn người bệnh không còn polyp, phòng ngừa bệnh tái phát.

Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi vị trí của ruột. Người bệnh lồng ruột nếu được phát hiện sớm, khi đoạn ruột tổn thương, phương pháp điều trị đơn giản hơn. Tuy nhiên, do triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác như viêm dạ dày - ruột cấp, táo bón, buồn nôn, nôn, nên hầu hết người bệnh đi khám muộn, khi đã có biến chứng. Theo bác sĩ Uẫn, điều quan trọng là phát hiện triệu chứng tắc ruột, đưa ra chỉ định chẩn đoán kịp thời, điều trị dựa trên nguyên nhân, vị trí lồng ruột và các tổn thương.

Quyên Phan

* Tên bệnh nhân đã được thay đổi

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để bác sĩ giải đáp
Tin liên quan
Tin Nổi bật