Em bé vui đùa trên quảng trường ở Thượng Hải ngày 12/10, bên cạnh là chú hề bán bóng và người nặn tò he.
Thượng Hải là thành phố đông dân thứ hai Trung Quốc với dân số gần 25 triệu người, chỉ sau Trùng Khánh. Từ một làng chài hẻo lánh ở ven biển phía đông Trung Quốc vào thế kỷ 19, Thượng Hải vươn mình trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc, với nhịp sống đô thị vô cùng sôi động.
Em bé vui đùa trên quảng trường ở Thượng Hải ngày 12/10, bên cạnh là chú hề bán bóng và người nặn tò he.
Thượng Hải là thành phố đông dân thứ hai Trung Quốc với dân số gần 25 triệu người, chỉ sau Trùng Khánh. Từ một làng chài hẻo lánh ở ven biển phía đông Trung Quốc vào thế kỷ 19, Thượng Hải vươn mình trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Trung Quốc, với nhịp sống đô thị vô cùng sôi động.
Dù vậy, các nhiếp ảnh gia vẫn lưu lại được những khoảnh khắc bình dị của thành phố nhộn nhịp này. Trong ảnh, thợ sửa xe đạp cho khách ngay trên vỉa hè dãy phố bích họa vẽ hình các cửa tiệm ở Thượng Hải ngày 11/10.
Dù vậy, các nhiếp ảnh gia vẫn lưu lại được những khoảnh khắc bình dị của thành phố nhộn nhịp này. Trong ảnh, thợ sửa xe đạp cho khách ngay trên vỉa hè dãy phố bích họa vẽ hình các cửa tiệm ở Thượng Hải ngày 11/10.
Người đàn ông lớn tuổi ngồi trò chuyện với công nhân vệ sinh môi trường trên vỉa hè đường phố Thượng Hải.
Người đàn ông lớn tuổi ngồi trò chuyện với công nhân vệ sinh môi trường trên vỉa hè đường phố Thượng Hải.
Công nhân sửa chữa, tân trang cầu đi bộ trên cao ở Thượng Hải.
Công nhân sửa chữa, tân trang cầu đi bộ trên cao ở Thượng Hải.
Khách nước ngoài mua quần áo và hàng lưu niệm tại chợ Hồng Kiều ở Bắc Kinh ngày 20/10.
Chợ Hồng Kiều nằm ở phía nam trung tâm Bắc Kinh, phía đông di tích Thiên Đàn, là trung tâm thương mại bán ngọc trai, trang sức, hải sản, quần áo, đồ điện tử nổi tiếng.
Hồng Kiều là trung tâm phân phối ngọc trai lớn nhất Trung Quốc với nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc và giá cả. Chợ có 5 tầng, càng lên tầng cao, chất lượng hàng hóa càng tốt và giá càng đắt. Đây là điểm mua sắm ưa thích của du khách nước ngoài, bởi tiểu thương trong chợ có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ.
Khách nước ngoài mua quần áo và hàng lưu niệm tại chợ Hồng Kiều ở Bắc Kinh ngày 20/10.
Chợ Hồng Kiều nằm ở phía nam trung tâm Bắc Kinh, phía đông di tích Thiên Đàn, là trung tâm thương mại bán ngọc trai, trang sức, hải sản, quần áo, đồ điện tử nổi tiếng.
Hồng Kiều là trung tâm phân phối ngọc trai lớn nhất Trung Quốc với nhiều chủng loại, kích cỡ, màu sắc và giá cả. Chợ có 5 tầng, càng lên tầng cao, chất lượng hàng hóa càng tốt và giá càng đắt. Đây là điểm mua sắm ưa thích của du khách nước ngoài, bởi tiểu thương trong chợ có thể giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ.
Cô gái mặc trang phục cung đình thời nhà Thanh đạp xe trên phố ở Bắc Kinh.
Trang phục truyền thống đang được ưa chuộng trở lại tại Trung Quốc trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của giới trẻ và sự hiện diện của cổ trang trên các nền tảng mạng xã hội.
Họ mặc cổ phục, tự tin xuất hiện ở những nơi công cộng như các điểm tham quan, nhà ga, trường học.. Xu hướng này mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới khắp Trung Quốc như dịch vụ trang điểm truyền thống, chụp ảnh và cho thuê cổ phục, các lễ hội quảng bá và giới thiệu cổ trang.
Cô gái mặc trang phục cung đình thời nhà Thanh đạp xe trên phố ở Bắc Kinh.
Trang phục truyền thống đang được ưa chuộng trở lại tại Trung Quốc trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của giới trẻ và sự hiện diện của cổ trang trên các nền tảng mạng xã hội.
Họ mặc cổ phục, tự tin xuất hiện ở những nơi công cộng như các điểm tham quan, nhà ga, trường học.. Xu hướng này mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới khắp Trung Quốc như dịch vụ trang điểm truyền thống, chụp ảnh và cho thuê cổ phục, các lễ hội quảng bá và giới thiệu cổ trang.
Người dân tới ngắm hoa, chụp ảnh trong công viên ở Bắc Kinh trong tiết thu tháng 10.
Người dân tới ngắm hoa, chụp ảnh trong công viên ở Bắc Kinh trong tiết thu tháng 10.
Ngư dân dỡ từng sọt cá, tôm, cua từ tàu xuống cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía bắc Trung Quốc, ngày 24/10.
Ngư dân dỡ từng sọt cá, tôm, cua từ tàu xuống cảng ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, phía bắc Trung Quốc, ngày 24/10.
Nông dân gặt lúa chín muộn ở thôn Bản Hà, thị trấn Thành Quan, huyện Hân Thành, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây.
Nông dân gặt lúa chín muộn ở thôn Bản Hà, thị trấn Thành Quan, huyện Hân Thành, thành phố Lai Tân, tỉnh Quảng Tây.
Tranh thủ nắng ráo, người dân phơi miến trong sân nhà ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Tranh thủ nắng ráo, người dân phơi miến trong sân nhà ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến.
Người tiêu dùng mua sắm trong siêu thị ở thành phố Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông. Theo dữ liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 9 của Trung Quốc tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 4.111,2 tỷ nhân dân tệ (gần 577 tỷ USD).
Người tiêu dùng mua sắm trong siêu thị ở thành phố Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông. Theo dữ liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng trong tháng 9 của Trung Quốc tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 4.111,2 tỷ nhân dân tệ (gần 577 tỷ USD).
Mo Zhou (phải) và Yang Xudong (trái), quảng cáo nông sản thông qua hình thức bán hàng trực tuyến ở vùng nông thôn thuộc thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu.
Mo Zhou là người bản xứ, vlogger chuyên giới thiệu cuộc sống nông thôn. Cuối năm 2020, anh lập nhóm với ba người bạn cùng làng để sản xuất video ngắn về cuộc sống thường nhật ở nông thôn, giới thiệu phong cảnh, món ăn đặc sắc và văn hóa dân gian của quê hương.
Video do nhóm sản xuất được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khơi gợi nỗi nhớ nhà của nhiều người. Nhóm cũng quảng cáo đặc sản địa phương, giúp dân làng gia tăng thu nhập.
Mo Zhou (phải) và Yang Xudong (trái), quảng cáo nông sản thông qua hình thức bán hàng trực tuyến ở vùng nông thôn thuộc thành phố Đồng Nhân, tỉnh Quý Châu.
Mo Zhou là người bản xứ, vlogger chuyên giới thiệu cuộc sống nông thôn. Cuối năm 2020, anh lập nhóm với ba người bạn cùng làng để sản xuất video ngắn về cuộc sống thường nhật ở nông thôn, giới thiệu phong cảnh, món ăn đặc sắc và văn hóa dân gian của quê hương.
Video do nhóm sản xuất được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, khơi gợi nỗi nhớ nhà của nhiều người. Nhóm cũng quảng cáo đặc sản địa phương, giúp dân làng gia tăng thu nhập.
Ảnh: AP/AFP
Cuộc sống thường nhật ở Triều Tiên